THẾ NÀO LÀ MẮC CÀI KIM LOẠI TỰ ĐÓNG?

 

THẾ NÀO LÀ MẮC CÀI KIM LOẠI TỰ ĐÓNG?

Ưu điểm của niềng răng mắc cài tự đóng.

Niềng răng mắc cài tự đóng có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với niềng răng mắc cài truyền thống. Cụ thể như sau:

  • Tính thẩm mỹ cao: Niềng răng mắc cài tự đóng không cần dùng dây thun nên khi đeo niềng bạn sẽ không bị lộ dây thun kém thẩm mỹ. Với niềng răng mắc cài tự đóng chất liệu sứ thì mắc cài có màu trong suốt, giảm tình trạng lộ niềng rất tốt.
  • Niềng răng mắc cài tự đóng hạn chế lực ma sát trong quá trình điều chuyển răng vì không dùng dây buộc. Lực siết được gia tăng tự động nên bạn cũng không cần đến gặp nha sĩ quá thường xuyên.
  • Lực siết ổn định, diễn ra liên tục, mắc cài bám giữ rất chắc chắn trên bề mặt răng nên thời gian niềng được rút ngắn và có thể điều trị những trường hợp phức tạp.
  • Niềng răng mắc cài tự đóng có chất liệu sứ thuần khiết, không chứa thành phần gây kích ứng nên rất thân thiện với cơ thể. Đặc biệt, mắc cài sứ được mài nhẵn, không gờ cạnh nên hầu như không gây tổn thương môi, má và các mô mềm trong miệng.
  • Với niềng răng mắc cài tự đóng, người niềng sẽ cảm thấy ít ê răng hơn vì lực siết ổn định, tác động lực vừa phải và khí cụ niềng ít ma sát lên các vùng trong miệng.

Với những ưu điểm kể trên thì dù chi phí niềng răng mắc cài tự đóng khá cao nhưng chất lượng niềng hoàn toàn xứng đáng. Đây cũng chính là lý do khiến niềng răng mắc cài tự đóng ngày càng được nhiều người chọn lựa.

Khi nào nên niềng răng mắc cài kim loại tự đóng

Niềng răng mắc cài kim loại tự đóng phù hợp với hầu hết các trường hợp răng có khiếm khuyết như: Răng móm, răng hô, răng lệch lạc, khấp khểnh, răng thưa nhiều,…Việc niềng răng không chỉ khắc phục những khiếm khuyết này mà còn cải thiện chức năng nhai của răng.

Trường hợp răng móm

Răng móm là tình trạng khớp cắn của hai hàm răng bị sai lệch. Cung răng hàm trên hướng nhiều vào phía trong, khi khép miệng thì cung răng hàm dưới phủ lên cung răng hàm trên.

Trường hợp răng hô

Hàm trên nhô ra quá nhiều so với mức bình thường được gọi là tình trạng răng hô. Răng hô tuy không gây hại cho sức khoẻ nhưng lại khiến bạn mất thẩm mỹ răng miệng.

Trường hợp răng khấp khểnh

Răng khấp khểnh là những răng mọc không theo đúng hàng lối, răng chen chúc lẫn nhau và lộn xộn. Tình trạng răng khấp khểnh gây ảnh hưởng xấu rất nhiều đến ngoại hình của bạn.

Trường hợp răng thưa

Các răng mọc cách xa nhau, khoảng cách giữa các răng quá rộng chính là răng thưa. Răng thưa vừa gây mất thẩm mỹ vừa gây ra tình trạng vụn thức ăn mắc dính vào kẽ răng.

Ưu điểm mắc cài kim loại

Những ưu điểm mà phương pháp niềng răng mắc cài kim loại mang đến cho khách hàng bao gồm:

  • Niềng răng mắc cài kim loại có mức giá khiêm tốn: Thông thường, phương pháp này chỉ yêu cầu chi phí điều trị từ 25 triệu đến 30 triệu. Đây là mức giá khá rẻ so với các loại niềng răng khác.
  • Hiệu quả chỉnh nha cực tốt: Mắc cài và dây cung có độ cứng lớn, rất bền và không gỉ sét nên quá trình niềng được diễn ra liên tục. Lực siết lên răng đều và mạnh nên răng sẽ sớm dịch chuyển về vị trí đúng

 Thời gian niềng răng mắc cài kim loại là bao lâu?

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian niềng răng mắc cài kim loại như: độ phức tạp của tình trạng răng, phác đồ điều trị từ bác sĩ hay độ tuổi người niềng… Bởi vậy, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà việc chỉnh nha có thể kéo dài vài tháng hoặc vài năm.

Đối với một ca niềng răng của người trưởng thành có độ khó trung bình thì thông thường sẽ từ 6 tháng đến 1,5 năm. Trong những trường hợp mà tình trạng răng phức tạp cùng phác đồ điều trị chưa chuẩn xác khiến thời gian niềng răng mắc cài kim loại có thể lên đến hai hoặc ba năm. Bên cạnh đó, trẻ em trong độ tuổi từ 12 – 16 tuổi thì việc chỉnh nha sẽ ngắn hơn người trưởng thành.

Quy trình niềng răng mắc cài kim loại

Nha khoa Huỳnh Kim là một trong những đơn vị hàng đầu về thực hiện niềng răng cho bệnh nhân ở Việt Nam. Tham khảo quy trình niềng răng mắc cài kim loại chuẩn 6 bước của chúng tôi:

  • Bước 1: Bác sĩ thăm khám răng & tư vấn phác đồ thích hợp.
  • Bước 2: Thiết kế phác đồ điều trị chuẩn.
  • Bước 3: Xử lý vệ sinh răng miệng, sâu răng, hàn răng,… trước khi niềng.
  • Bước 4:Tiến hành lắp đặt mắc cài & dây cung.
  • Bước 5: Tái khám định kỳ và theo dõi quá trình niềng răng.
  • Bước 6: Hoàn thành toàn bộ phác đồ điều trị.