VÔI RĂNG LÀ GÌ?

VÔI RĂNG LÀ GI – VÌ SAO PHẢI LẤY VÔI RĂNG?

Vôi răng hay vôi răng thực chất là những mảng bám tích tụ lại trên thân răng và nướu do quá trình ăn nhai đọng lại một số vụn thức ăn.

Thức ăn dư thừa trên răng nếu không được loại bỏ sẽ dần vôi hóa bám chặt vào răng không thể làm sạch bằng các phương pháp vệ sinh răng miệng: đánh răng, súc miệng.

Hình ảnh vôi răng cứng màu vàng sậm bám chặt vào chân răng và thân răng

 Lấy cao răng là gì?

Lấy cao răng (cạo vôi răng) thực chất đơn giản là một can thiệp nhỏ trong nha khoa sử dụng dụng cụ chuyên dụng làm vỡ và loại bỏ cao răng vôi cứng ra ngoài nhằm lấy lại hàm răng trắng sáng, sạch khuẩn.

 Có nên lấy cao răng không?

Cao răng bám đọng trên răng lâu ngày ảnh hưởng cả về thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng của con người. Vì vậy, lấy bỏ cao răng là điều hoàn toàn nên làm và cần thiết.

 Về mặt thẩm mỹ

Thức ăn đọng lại bị oxi hóa từ nước bọt trong miệng nên thường có màu sắc vàng nhạt hoặc nâu vàng bám chặt vào thân răng, chân răng khiến hàm răng có màu sắc ố vàng, mất đi nét trắng sáng vốn có của răng.

Đây là lý do chính gây ra hiện tượng răng ố vàng và làm mất đi sự tự tin mỗi khi nở nụ cười với người xung quanh hoặc chỗ đông người.

Về mặt sức khỏe răng miệng

Không chỉ dừng lại ở mất thẩm mỹ, cao răng nhiều còn gây tác động xấu tới chức năng của răng, cụ thể:

  • Làm hỏng men răng nhanh chóng
  • Gây ra hôi miệng do nhiều vi khuẩn phát triển tại vôi răng
  • Yếu chân răng, đau ê buốt khi ăn uống đồ cứng dai hoặc lạnh.
  • Thường xuyên bị chảy máu nướu, sưng lợi
  • Viêm nha chu nếu không được làm sạch kịp thời có thể dẫn tới mất răng, tiêu xương ổ răng.

Nên cạo vôi răng để đảm bảo cả về thẩm mỹ và sức khỏe.

Bác sĩ nha khoa khuyến cáo phải lấy cao răng định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Bởi cách vệ sinh như đánh răng, súc miệng không thể làm sạch được hết tất cả những mảng bám thức ăn trên răng đặc biệt tại ngóc ngách, khe răng.

Lấy cao răng có tốt không? Các bệnh lý nha chu thường gặp như viêm nướu, chảy máu răng, viêm tủy, … được phòng ngừa, hạn chế hiệu qua sau khi tẩy vôi răng. Thống kê, người lấy cao răng định kì ngăn chặn bệnh lý về răng tới 80%.

Tất cả mọi người có hoạt động ăn uống thường xuyên đều bị cao răng (ít hay nhiều) nên mọi độ tuổi đều có thể hình thành cao vôi răng. Do đó, bạn không cần phải quá lo lắng có nên cạo vôi răng không vì trẻ em hay người lớn tuổi đều có thể lấy cao răng.

Quá trình lấy cao răng diễn ra như thế nào?

Lấy cao răng thường diễn ra trong 30’, sau đây là quy trình khi được bác sĩ lấy cao răng:

Bước 1: Kiểm tra tình trạng răng miệng

Qua thăm khám cụ thể, bác sĩ xác định mức độ tình trạng vôi răng nhằm đưa ra chỉ định thích hợp. Vùng miệng được vệ sinh cơ bản trước khi tiến hành lấy cao răng.

Bước 2: Ứng dụng công nghệ siêu âm trong lấy cao răng

Tại Huỳnh Kim, lấy cao răng bằng công nghệ siêu âm tân tiến loại bỏ mảng bám tại góc khuất trên răng đồng thời không gây ê buốt sau khi thực hiện.

Dụng cụ lấy cao răng cầm tay siêu âm thiết kế đầu mũi nhỏ, sắc bén làm sạch răng nhanh chóng, không tổn hại tới men răng và chân răng.

Máy lấy cao răng siêu âm đầu máy siêu nhạy, siêu nhỏ hạn chế xâm lấn các vùng trong khoang miệng

Tùy thuộc vào mức độ cao răng sẽ có sự điều chỉnh sóng siêu âm thích hợp. Như vậy, răng luôn được đảm bảo an toàn, chức năng của răng được cải thiện.

Bước 3: Đánh bóng răng

Nhằm hạn chế thức ăn thừa bám dính, bác sĩ tiến hành đánh bóng răng vừa làm đẹp về thẩm mỹ: nhẵn mịn, trắng sáng vừa ngăn ngừa vôi răng hình thành lại.

Bước 4: Hẹn lịch lấy cao răng lần sau

Trước khi khách hàng ra về, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng  đồng thời nhắc lịch thăm khám từ 6 tháng – 1 năm sẽ kiểm tra định kỳ.

 

 Sau khi lấy cao răng chúng ta nên:

  • Đánh răng 2 lần/ ngày: Không lạm dụng đánh răng quá nhiều, chỉ nên thực hiện vào buổi sáng khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ
  • Lựa chọn bàn chải đánh răng: bàn chải lông mềm tránh gây tổn thương cho răng nướu, thiết kế xoay 360 độ linh hoạt giúp làm sạch nhiều vùng trong khoang miệng
  • Đánh răng nhẹ nhàng, đúng chiều: Chải răng theo chiều dọc và xoay tròn. Đánh răng theo chiều ngang là sai lầm. Đồng thời chỉ chải nhẹ nhàng để nướu không bị chảy máu.
  • Không dùng tăm sau ăn: Thức ăn còn sót lại tại kẽ răng nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ sẽ tốt hơn dùng tăm. Bởi tăm xỉa răng sẽ khiến răng thưa và tạo điều kiện cho thức ăn thừa dễ bám lại.
  • Kết hợp đánh răng cùng vệ sinh miệng bằng dung dịch nước muối sinh lý sau mỗi bữa ăn.
  • Khám răng miệng định kỳ: lấy cao răng đúng lịch hẹn của bác sĩ.

 

Quy trình thăm khám tại Huỳnh Kim

 

Bước 1: Đón tiếp khách hàng

Khi đến nha khoa, nhân viên lễ tân sẽ tiếp nhận thông tin của khách hàng, đồng thời giúp khách hàng đăng kí sổ khám bệnh nha khoa.

Bước 2: Tư vấn khách hàng

Khách hàng sẽ được các bác sĩ tư vấn về phương pháp điều trị khi có các vấn đề về sâu răng, viêm tủy hoặc có nhu cầu thực hiện những ca nha khoa thẩm mỹ để khắc phục những khuyết điểm của răng miệng. 

Bước 3: Thăm khám và vệ sinh khoang miệng

Các bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn kỷ thực tế về trình trạng răng của khách, sau đó sẽ đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho khách nắm rõ. Và tiến hành phát đồ điều trị, xử lí những vấn đề triệt để cho khách.

 

Bước 4: Thực hiện hỗ trợ điều trị bệnh lý và làm răng thẩm mỹ

 

Khi thực hiện hỗ trợ điều trị bệnh lý và làm răng thẩm mỹ, các bác sĩ sẽ sử dụng một bộ dụng cụ nha khoa riêng biệt đã được khử trùng theo tiêu chuẩn quốc tế đối với mỗi bệnh nhân.

Bước 5: Chăm sóc sau khi sử dụng dịch vụ

Sau khi điều trị bệnh lý và làm răng thẩm mỹ, khách hàng sẽ được đặt lịch hẹn tái khám để các bác sĩ kiểm tra và chăm sóc răng miệng.